Tới tháng không nên làm gì? “Điểm danh” 7 điều cấm kị ngày đèn đỏ
Những “ngày đèn đỏ” vốn là những ngày nhạy cảm của “cô bé” và thường gây ra sự bất tiện cho chị em trong mọi hoạt động. Đó là lý do mà có khá nhiều chị em quan tâm đến vấn đề tới tháng không nên làm gì?
Trong bài viết sau Pylora sẽ tổng hợp 7 lời khuyên hữu ích về những điều cần tránh khi có kinh nguyệt để bạn tham khảo. Hiểu rõ và áp dụng những lưu ý này sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe vùng kín đúng cách hoặc đơn giản là sẽ không cảm thấy tồi tệ và khó chịu khi đến “mùa dâu”.
1. Không nên dùng băng vệ sinh, tampon và giấy vệ sinh có mùi thơm
Những sản phẩm dùng cho vùng kín chứa hương liệu tạo mùi thơm sẽ không tốt cho “cô bé” và làn da của bạn trong ngày đèn đỏ. Nếu bạn sử dụng băng vệ sinh hoặc tampon có mùi thơm, chúng có thể gây ra những triệu chứng khó chịu, chẳng hạn như cảm giác ngứa rát hoặc da bị kích ứng. Vì vậy, hãy đảm bảo tất cả các sản phẩm bạn dùng khi tới tháng đều là loại không mùi và không chứa bất kỳ hương liệu nào.
2. Không nên thụt rửa âm đạo và âm hộ
Bạn có thể dùng những dung dịch vệ sinh phụ nữ để rửa vùng kín trong ngày đèn đỏ. Thế nhưng, điều này không có nghĩa là bạn nên thụt rửa quá sâu hoặc rửa quá kỹ. Nguyên nhân là vì thói quen này có thể gây mất cân bằng độ pH trong âm đạo khiến “cô bé” dễ bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn hơn. Cách tốt nhất là bạn chỉ nên rửa âm đạo bằng nước với dung dịch vệ sinh dịu nhẹ và tránh thụt rửa sâu.
3. Tới tháng không nên làm gì? Bạn không nên quan hệ tình dục
Nếu bạn cho rằng “yêu” trong ngày đèn đỏ sẽ không có thai thì đây là một hiểu lầm tai hại vì nguy cơ có thai ngoài ý muốn vẫn hoàn toàn có thể xảy ra. Không những vậy, cổ tử cung sẽ hơi giãn ra khi hành kinh nên chị em sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh lây qua đường tình dục hoặc bị viêm vùng chậu dễ dàng hơn nếu quan hệ không an toàn trong ngày đèn đỏ.
4. Không nên dùng 1 chiếc băng vệ sinh trong cả ngày dài
Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến lời khuyên về việc nên thay băng vệ sinh sau mỗi 3 – 4 giờ khi đang có kinh. Điều này luôn đúng ngay cả đối với những loại băng vệ sinh tiện lợi như tampon (băng vệ sinh dạng que) hoặc cốc nguyệt san. Việc thay băng vệ sinh thường xuyên rất quan trọng vì điều này sẽ hạn chế sự khó chịu và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển khiến cho “cô bé” bị viêm nhiễm và có mùi hôi.
Hơn nữa, đối với những loại băng vệ sinh đặc biệt như tampon và cốc nguyệt san, các chuyên gia khuyến khích bạn không nên giữ chúng trong âm đạo quá 8 giờ vì như vậy có thể gây ra hội chứng sốc nhiễm độc vô cùng nguy hiểm.
5. Không nên ăn các món có nhiều muối
Thực phẩm chứa hàm lượng natri cao thật sự không tốt cho các cô gái trong ngày đèn đỏ. Bởi vì thức ăn mặn có thể góp phần gây đầy hơi và tích trữ nước trong cơ thể, từ đó khiến chị em càng cảm thấy khó chịu hơn khi đang hành kinh. Bên cạnh đó, nếu bạn thường bị chuột rút khi có kinh thì việc ăn mặn còn có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn nên cần hạn chế nhé!
6. Không nên bỏ bữa trong những ngày “rụng dâu”
Những ngày “rụng dâu” thường khiến bạn mệt mỏi và khó chịu hơn. Vì vậy, việc bỏ bữa, không ăn uống đầy đủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức năng lượng bạn cần có để hoạt động trong một ngày. Từ đó khiến chị em cảm thấy uể oải và trở nên cáu kỉnh hơn, gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
Lưu ý là để cơ thể có năng lượng trong ngày đèn đỏ thì bạn nên ăn đủ 3 bữa chính chứ không nên dùng đồ ăn vặt thay thế. Bởi vì các món ăn vặt không lành mạnh thường chứa nhiều đường và muối. Đây là những thành phần thường gây ra các vấn đề như đầy hơi và khó chịu nên bạn cần hạn chế ăn.
7. Hạn chế mặc trang phục màu trắng trong ngày đèn đỏ
Có thể bạn rất thích mặc quần hay váy màu trắng nhưng diện chúng trong ngày đèn đỏ không phải là một điều lý tưởng và bạn nên để dành cho một dịp khác. Mặc dù đây không phải là một lời khuyên liên quan đến sức khỏe cho vấn đề “tới tháng không nên làm gì?” nhưng điều này vẫn khá quan trọng để đảm bảo rằng bạn luôn thoải mái và tự tin trong mọi hoạt động khi đến “mùa dâu”.
Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề tới tháng không nên làm gì? Pylora hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích để trải qua những ngày đèn đỏ một cách dễ chịu. Bên cạnh những lời khuyên về những điều cần tránh khi có kinh nguyệt, bạn cũng nên chú ý uống nhiều nước và tập thể dục nhẹ nhàng. Đây cũng là những thói quen giúp bạn giảm đáng kể các triệu chứng khó chịu khi đến tháng.
Công cụ tính ngày rụng trứng
Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn, xác định những ngày dễ thụ thai nhất để tăng cơ hội thụ thai hoặc áp dụng biện pháp tránh thai.
Công cụ tính ngày rụng trứng
Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn, xác định những ngày dễ thụ thai nhất để tăng cơ hội thụ thai hoặc áp dụng biện pháp tránh thai.
Mục đích
Theo dõi chu kỳ kinh
Cơ hội thụ thai
Tránh thai
Ngày đầu tiên của chu kỳ gần nhất
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt
(ngày)
28
Số ngày hành kinh
(ngày)
7
Tính ngay
Các bài viết của Pylora chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Do you make any of these 7 menstrual hygiene mistakes?
https://women.texaschildrens.org/blog/do-you-make-any-these-7-menstrual-hygiene-mistakes Truy cập ngày 22/10/2021
FOUR THINGS YOU SHOULD NEVER DO WHEN ON YOUR PERIOD
https://guardian.ng/life/four-things-you-should-never-do-when-on-your-period/ Truy cập ngày 22/10/2021
Period pain
https://www.womens-health-concern.org/help-and-advice/factsheets/period-pain/ Truy cập ngày 22/10/2021
Your periods can be extremely uncomfortable if you don’t avoid these 10 things
https://www.healthshots.com/intimate-health/menstruation/10-things-you-shouldnt-do-on-your-periods/ Truy cập ngày 22/10/2021
11 Things You Should Never Do On Your Period
https://www.bustle.com/p/11-surprising-things-you-should-never-do-on-your-period-according-to-experts-40640 Truy cập ngày 22/10/2021
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PYLORA
Địa chỉ : Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
Hotline: 0909 400 649
Email : info@PyLoRa.com
>>XEM THÊM: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Rong Kinh Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoPo Từ Mỹ
Nguồn: PyLoPo.com
Bài viết liên quan
Trễ kinh (chậm kinh): Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa
Chia sẻTrễ kinh (chậm kinh): Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa Tìm hiểu chung|Triệu [...]
Th12
Rối loạn kinh nguyệt
Chia sẻRối loạn kinh nguyệt Rối loạn kinh nguyệt là gì? Tình trạng này có [...]
Th12
Mang thai sau sinh mổ lần 3: Những điều chị em phụ nữ cần lưu ý
Chia sẻTrải qua một lần sinh nở, dù là sinh mổ hay sinh theo tự [...]
Th12